Sửa chữa mặt cầu Thăng Long bằng công nghệ bê tông UHPC

          Chiều ngày 12/8/2019, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đã đi kiểm tra tình trạng hư hỏng mặt cầu Thăng Long (Hà Nội) và cam kết sẽ tìm ra các giải pháp căn cơ để khắc phục triệt để.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể 
kiểm tra hư hỏng mặt cầu Thăng Long /// Ảnh M.H
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể kiểm tra hư hỏng mặt cầu Thăng Long
          Tại buổi kiểm tra, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, dù đã áp dụng nhiều giải pháp, công nghệ, nhưng những năm qua, mặt cầu Thăng Long vẫn chưa đạt yêu cầu, kỳ vọng của xã hội. 
“Hiện có tư vấn đề xuất các giải pháp sửa chữa mặt cầu Thăng Long, chúng tôi sẽ cố gắng chọn phương án tốt nhất, xử lý căn cơ, triệt để toàn diện mặt cầu Thăng Long, bền vững ít nhất 7 – 10 năm”, ông Thể nói, và cho biết để làm được điều này, chi phí sẽ lớn.
Ông Thể cũng giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam thường xuyên theo dõi, xử lý kịp thời các sự cố mặt cầu Thăng Long để đảm bảo an toàn giao thông qua cây cầu này trong thời gian chờ khắc phục.
Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Huyện cho biết, sẽ đấu thầu quốc tế chọn nhà thầu và công nghệ sửa chữa triệt để mặt cầu Thăng Long.
          Trước đó, vào tháng 7, Bộ GTVT đã có văn bản báo cáo Thủ tướng về sửa chữa mặt đường ô tô trên cầu Thăng Long, với kinh phí khoảng 180 tỉ đồng, và đề xuất lấy nguồn từ Quỹ bảo trì đường bộ T.Ư.
Bộ trưởng GTVT hứa sửa chữa mặt cầu Thăng Long ‘bền vững’ 7 - 10 năm - ảnh 1

Rạn nứt trên mặt cầu Thăng Long Ảnh M.H

 
          Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã báo cáo Bộ GTVT 3 phương án sửa chữa mặt cầu Thăng Long. Cụ thể, phương án 1: sửa chữa tổng thể cả bản thép mặt cầu (tăng độ cứng, tăng khả năng chịu lực cho lớp bản thép trực hướng). Đồng thời, khắc phục, tăng cường dính bám, chống trượt lớp bê tông nhựa trên mặt thép theo hướng khôi phục lại nguyên lý thiết kế của Liên Xô trước đây. Phương án này khắc phục được hết các hư hỏng trên nhưng có nhược điểm là tốn kém kinh phí; thời gian làm thủ tục, thi công kéo dài, ảnh hưởng giao thông qua cầu.
Phương án 2: chỉ thí điểm sửa chữa lớp bê tông nhựa mặt cầu nhưng không sửa chữa phần kết cấu thép. Tuy nhiên, sẽ không xử lý triệt để được hiện tượng nứt dọc do bản thép bị mỏi, suy giảm khả năng chịu tải.
Phương án 3: cho hàn lưới thép trên bản thép mặt cầu, sau đó làm lớp dính bám như phương án 1 và thảm bê tông nhựa (sử dụng loại bê tông nhựa gia cường cốt sợi thủy tinh để cải thiện khả năng chịu kéo của bê tông nhựa)… Tuy nhiên, việc hàn sẽ làm biến dạng bản thép mặt cầu, quá trình sử dụng mối hàn có thể bong bật.
Bộ trưởng GTVT hứa sửa chữa mặt cầu Thăng Long ‘bền vững’ 7 - 10 năm - ảnh 2

Mặt cầu Thăng Long luôn trong tình trạng lồi lõm sống trâu, gây nguy hiểm cho người đi đường Ảnh M.H

          Cầu Thăng Long được khởi công xây dựng năm 1974 và chính thức khánh thành năm 1985, do Liên Xô (cũ) tài trợ. Mặt cầu Thăng Long được đại tu thay mới toàn bộ lớp thảm mặt cầu ô tô năm 2009, với chi phí 90 tỉ đồng, theo công nghệ Mỹ. Tuy nhiên, chỉ sau thời gian ngắn đưa vào sử dụng, lớp phủ mặt cầu đã hư hỏng, bong tróc, rạn nứt…
Việc sửa chữa mặt cầu Thăng Long nhiều lần đã được thực hiện, nhưng việc thí điểm các giải pháp công nghệ từ Đức, Nhật… vẫn không thành công.

           Chiều 4/5/2020, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam thông tin, dự kiến trong tháng 7/2020 sẽ tiến hành sửa chữa mặt cầu Thăng Long.

          Theo ông Nguyễn Văn Huyện, nguyên nhân của việc hư hỏng cầu Thăng Long thời gian qua là do chiều dày lớp bản thép mặt cầu mỏng so với yêu cầu cấu tạo có độ cứng nhỏ, dẫn đến độ võng tích lũy. Bản mặt cầu chịu kéo theo cả hai phương dọc và ngang. Sau 20 năm khai thác, cùng với sự gia tăng của xe quá tải, dẫn đến hư hỏng mặt cầu.

          Đề cập giải pháp công nghệ sửa chữa lần này, ông Nguyễn Văn Huyện cho biết, sẽ cào bóc sạch lớp bê tông nhựa hiện hữu, làm sạch bản mặt thép. Tiếp đó, sẽ hàn các đinh neo thép vào bản mặt thép. Lắp đặt lưới thép và đổ một lớp bê tông siêu tính năng (UHPC) cường độ cao. Sau đó, sẽ thi công lớp phủ gốc nhựa tạo nhám và êm thuận. Cùng đó, trong sửa chữa lần này cũng sẽ sửa các khe co giãn đã hư hỏng. Sau khi sửa xong sẽ tăng cường lực có tuổi thọ công trình 10 năm. “Công nghệ này được Tổng cục Đường bộ Việt Nam nghiên cứu 2 năm nay trên cơ sở tiếp thu công nghệ của nhiều nước đã áp dụng” – ông Nguyễn Văn Huyện thông tin.

          Thông tin về tổng mức đầu tư và thời gian dự kiến hoàn thành, ông Nguyễn Văn Huyện cho hay, tổng mức đầu tư của dự án là gần 270 tỷ đồng. Hiện Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang chuẩn bị hồ sơ mời thầu, đấu thầu chọn nhà thầu trong tháng 6, bắt đầu khởi công thi công trong tháng 7, hoàn thành sửa chữa cầu vào cuối năm nay.

          Về biện pháp thi công, người đứng đầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, sẽ thi công 24/24 giờ với mái che trong suốt quá trình thi công. Cùng đó, sẽ phân luồng giao thông và cấm hoàn toàn phương tiện qua cầu. Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ thuê chuyên gia nước ngoài cùng chuyên gia Việt Nam giám sát quá trình thi công.

         Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, mặt cầu Thăng Long đã qua 2 đợt sửa chữa lớn vào năm 2009 và các năm từ 2012 – 2014. Năm 2009, mặt cầu Thăng Long được sửa chữa tổng thể toàn bộ mặt cầu (kết cấu lớp phủ mặt cầu tính từ dưới lên). Sau một thời gian khai thác, lớp bê tông nhựa SMA bị hư hỏng, trượt, xô dồn nứt dẫn đến lớp bê tông nhựa mặt cầu nhanh bị phá hỏng.

          Trong đợt 2, Bộ Giao thông Vận tải thi công sửa chữa, khắc phục hư hỏng lớp bê tông nhựa mặt cầu Thăng Long bằng máy rải chuyên dụng của Hãng HallBrother (Mỹ), sử dụng vật liệu dính bám nhũ tương nhựa đường polyme và bê tông nhựa polyme.

          Theo ông Nguyễn Văn Huyện – tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ – trên cơ sở kết quả phân tích so sánh, tổng hợp nhiều phương án sửa chữa mặt cầu thép trên thế giới, giải pháp sửa mặt cầu Thăng Long là dùng bêtông siêu tính năng liên hợp với mặt bản thép sau đó thảm lớp phủ gốc nhựa tạo nhám và êm thuận là phù hợp nhất.

          Thứ trưởng Lê Đình Thọ và tổng cục trưởng Nguyễn Văn Huyện tham dự, kiểm tra mô hình mặt cầu Thăng Long

 

 

Quy trình thực hiện là: 

– Cào bóc lớp bêtông nhựa hiện có

– Làm sạch bản mặt thép của cầu

– Sau đó, lắp đặt lưới thép và đổ bêtông siêu tính năng (UHPC) cường độ cao gấp 3-4 lần bêtông thông thường lên rồi thi công lớp phủ gốc nhựa tạo nhám và êm thuận ở trên cùng. 

          Bên cạnh đó sẽ thay thế các khe co giãn đã bị hư hỏng, sửa chữa lề bộ hành và hệ thống thoát nước. Trong thời gian sửa chữa sẽ cấm hoàn toàn phương tiện đi qua cầu.

          Tổng mức đầu tư của dự án sửa cầu Thăng Long là 269,3 tỉ đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp chi hoạt động kinh tế đường bộ cho công tác quản lý bảo trì quốc lộ.

           Tuổi thọ tính toán của phương án sửa chữa là trên 30 năm với lớp bêtông siêu tính năng và 10 năm đối với lớp phủ gốc nhựa tạo nhám và tạo êm thuận ở trên cùng.

          Một số hình ảnh hiện trạng mặt cầu Thăng Long:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *