Dự án cầu Thăng Long hay còn có tên gọi khác là cầu hữu nghị Việt Xô bắc qua sông Hồng. Ban đầu cây cầu này được xây dựng và quy hoạch dưới sự giúp đỡ của Liên Xô nên có tên gọi này. Để có thêm những thông tin về cây cầu quy mô lớn này bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây.
Những thông tin cơ bản về dự án cầu Thăng Long
Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng tại km6 + 300 nối huyện Đông Anh với quận Bắc Từ Liêm của Hà Nội. Đây là một trong những cây cầu có quy mô lớn nhất tại Đông Nam Á với những thông số kỹ thuật như sau:
- Cầu bao gồm 2 tầng dùng chung cho đường sắt và đường bộ.
- Tải trọng đường sắt của cầu được tính cho 2 đoàn tàu C12.
- Tải trọng đường xe ô tô được tính cho đoàn xe H30 – HK80.
- Tải trọng đường xe thô sơ được tính phân bố đều cho 400kg/m2 tương đương 1 xe 13 tấn.
- Tải trọng đường cho người đi bộ được tính 300kg/m2.
- Độ cao thông thuyền +11, 10m, tàu 3000 tấn có thể đi lại bình thường.
- Cầu chính là các nhịp bằng kết cấu thép, cầu dẫn bằng các nhịp dầm bê tông cốt thép.
- Chiều dài cầu chính vượt sông là 1.688m có 15 nhịp dầm thép.
- Chiều dài tính theo cầu đường sắt là 5.503,3m.
- Chiều dài tính theo đường xe ô tô là 3116m.
- Chiều dài tính theo đường xe thô sơ là 2.658,42m.
- Tổng khối lượng vật tư chính dùng cho công trình: Bê tông là 230 nghìn m3, sắt thép là 53,294 tấn. Lao lắp 964 phiến dầm bê tông các loại, chế tạo và đóng 110km cọc ống bê tông dự ứng lực Ø 550mm
Cầu được xây dựng vào ngày 26/11/1974 và hoàn thành trong 11 năm. Vào ngày 9/5/1985 thì thông xe toàn bộ cầu. Trải qua nhiều năm hoạt động cầu đã có dấu hiệu xuống cấp và đã có những đợt sửa chữa cầu.
Dự án sửa chữa cầu Thăng Long
Dự án sửa cầu Thăng Long được thực hiện bởi Tổng cục Đường bộ làm chủ đầu tư.
Hiện trạng cầu trước khi sửa
Theo thống kê của đơn vị sửa chữa, diện tích mặt cầu cần sửa là khoảng 10.500m2. Tức là phải sửa đến 40% diện tích mặt cầu hiện tại. Cây cầu đã xuất hiện rất nhiều “ổ gà” các vết nứt lớn, nhỏ khác nhau. Việc đi lại trên cầu gặp khó khăn và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn, gây mất an toàn cho các phương tiện lưu thông.
Quá trình sửa chữa dự án cầu Thăng Long
Việc sửa chữa đã gia cường mặt cầu thép hiện tại, tiến hành hàn các đinh neo thép vào bản mặt thép, lắp đặt lưới thép… Cụ thể quá trình sửa chữa được diễn ra như sau.
- Ngày 16/8/2020 quá trình sửa chữa chính thức bắt đầu với mức vốn đầu tư là 270 tỷ đồng.
- Dỡ bỏ hơn 1000m lớp bề mặt cũ của cây cầu, thực hiện gia cường mặt cầu thép hiện tại, tiến hành hàn các đinh neo thép vào bản mặt thép. Đồng thời lắp đặt lưới thép.
- Đổ bê tông siêu tính năng UHPC có chiều dày tối thiểu 6cm, có cường độ chịu nén, chịu kéo cao.
- Sau đó sẽ rải lớp thảm bê tông nhựa polime lên phía trên tạo độ nhám và bám dính trước khi các phương tiện lưu thông.
Quá trình hoàn thiện dự án cầu Thăng Long
- Mất hơn một tháng để đơn vị thi công tiến hành cào bóc và vệ sinh mặt cầu.
- Đến 5/1/2021 quá trình sửa chữa gần hoàn thiện, gấp rút công đoạn sơn, kẻ vạch đường và lan can cầu.
- Đến 7h ngày 7/1/2021 chính thức thông xe, các phương tiện được lưu thông với vận tốc tối đa 80km/h.
Trên đây là những thông tin cơ bản về dự án cầu Thăng Long mà bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích để hiểu rõ hơn về cây cầu lịch sử này.`